I. NHỮNG VỤ MẤT TÍCH TRONG LỊCH SỬ
Chính những nền văn hóa đã có thời kì phát triển hết sức huy hoàng rực rỡ bỗng chốc đột nhiên biến mất không để lại mảy may dấu vết gì hay bị đại dương dìm xuống tận đáy sâu đã ám ảnh cuộc sống loài người chúng ta. Và những hiện tượng này đã làm ta mãi khiếp sợ, hoang mang.
đây là hình ảnh Châu Phi ( xin lỗi mìh không có hình) bị cơn đói do hạn hán kéo dài hoành hành. Họ nằm đó, thở thoi thóp; người thân của họ chỉ có thể đúng đó nhìn, đau đớn chờ tiễn họ vào cõi chết.
Nỗi hoang mang về cái ngày tận thế đã khiến mọi người nghĩ đến vấn đề đại nan và sự hủy diệt. Quả thật, có một thực tế mà chúng ta không thể nào chối cãi, đó là: Một khi đại nạn ập đến, trước sức mạnh vô cùng của thiên nhiên, con người chúng ta cố gắng cách mấy cũng đành bó tay đầu hàng, chính sức tàn phá ghê gớm và không lường trước được của những cơn dịch nạn đã trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng của tâm hồn con người. Nỗi ám ảnh này bắt nguồn từ những vụ mất tích khó hiểu của các nền văn hóa từng một thời phát triển rực rỡ huy hoàng.
Vụ nổ ở TUNGUSKA
7 giờ 17 phút sáng ngày 30/6/1908, ở vùng Tunguska, thuộc Sibia, Nga, xảy ra một vụ nổ kinh hoàng trên không, cách mặt đất 8.000m. Năm giờ sau vụ nổ, những đợt chấn động mạnh dưới lòng đất làm ảnh hưởng đến vùng Bắc Hải, và làm chấn động tất cả các đài khí tượng ở nước Anh. Thậm chí trung tâm đo đạc ở Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề Hậu quả sau vụ nổ khủng khiếp đó là toàn bộ cây xanh trong chu vi 18 km tại nơi xảy ra vụ nổ bị thiêu rụi hoàn toàn; ngoài ra số cây cối khác trong phạm vi 60 km vuông đều bị gãy đôi. Người ta còn phát hiện các tòa nhà cách nơi xảy ra vụ nổ đến 900 km xuất hiện vết nứt, có rất nhiều nhà xưởng bị sụp đổ. Toàn bộ số động vật sinh sống trong vòng đai "Đông thổ" ( vùng bị đóng băng vĩnh cửu) cách nơi xảy ra vụ nổ 100km đều bị hùy diệt, Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ này tương đương sức công phá của 28.000.000 tấn bom nguyên tử, hơn nữa tốc độ di chuyển của nó lên đến 4.000m/giây. Điều này cho thấy, vụ nổ ở Tunguska ghê gớm biết chừng nào.
19 năm sau vụ nổ, khoa học gia Liên Xô Siulik đã dẫn đầu một đoàn khảo sát lần đầu tiên đến tìm hiểu vùng đất Tunguska, khi phát hiện vùng đầm lầy ở đây vị lỗ chỗ những hố đất to đến gợn người, họ cứ ngỡ rằng đã có một thiên thạch rơi xuống đây mới phải. Nhưng, cho đến nay, khi mà chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp dò tìm tiên tiến nhất, kể cả việc dùng đến loại máy thăm dò lòng đất khổng lồ nhất, thậm chí sử dụng đến cả những thiết bị tinh vi và chính xác nhất cũng không tài nào tìm ra bất cứ một mảnh vở của thiên thạch, hoặc mảnh vỡ của các kim loại... để chứng minh giả thiết của đờn khảo sát người Liên Xô trên là đúng.
Sau khi "nhận" quả bom nguyên tử, thành phố Hiroshima trở thành một bãi đất hoang.
(Hình không gióng trong sách, nhưng mang ý nghĩa gần đúng nên mìh lấy làm tư liệu cho mọi người)
Từ năm 1961 đến năm 1963, một nhà khoa học Liên Xô khác tên là Zolotmotov đã dẫn đầu hai nhóm đi khảo sát, cuối cùng ông đưa ra một giả thiết rằng: Có lẽ đây là vết tích của một vụ va chạm giữa một ngôi sao chỗi hạng trung vào Trái Đất. Tuy nhiên, khi sao chổi nổ tung thì nhân của sao chổi bị đốt cháy hoàn toàn ở độ cao khoảng hơn 100 mét, nặng khoảng 5.000.00 tấn vì vậy không lí do gì chúng ta tìm thấy được bất kỳ một mảnh vở nào của sao chổi.
Vào năm 1971, tại quần đảo Nam Thái Bình Dương, Pháp đã cho tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân; kết quả là một màn mây hình nấm khổng lồ đã bao quanh bầu trời vùng Thái Bình Dương. (Xin lỗi không có hình )
Ngoài ra cũng có rất nhiều người cho rằng đây là vụ nổ hạt nhân. Từ năm 1957, một nhóm khảo sát nhỏ đã kiểm tra mẫu đất và thực vật ở Tunguska và phát hiện rằng độ phát xạ của vùng đất này cao hơn một lần rưỡi so với nơi cách Tunguska 30- 40 ngàn mét. Còn các loài thửc vật sau khi qua khâu hóa nghiệm đã cho ra kết luận: vòng sinh trưởng của chúng xuất hiện dấy vết bức xạ của một lớp bụi đất mang tính phát xạ cao. Thế nhưng, vào thời điểm 1908 chưa có một quốc gia nào có nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ như thế. Vậy thì loại năng lượng hạt nhân này đến từ đâu?
Sau này, chúng ta có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượgn này. Giả thiết quả cầu tuyết; giả thiết các mảnh vụn của đối vật chất ( anti-material) va nhau; giả thiết lỗ đen va nhau; giả thiết về văn minh của một loài người ngoài Trái Đất...
Cho đên cuối những năm 90 của thế kỉ 20, ít nhất các nhà khoa học đã lần lượt đưa ra hàng loạt giả thiết. Nhưng chưa có một giả thiêt nào có thể hoàn toàn thuyết phục được chúng ta.